Nguyên nhân Động_đất_chậm

Mặt cắt một vùng hút chìm

Động đất xảy ra như là hậu quả của việc áp lực gia tăng dần dần trong một khu vực, và một khi nó đạt đến áp lực tối đa mà các loại đá có thể chịu được một đứt gãy được tạo ra và tạo ra động đất để giải toả áp lực. Động đất tạo ra sóng địa chấn khi đứt gãy trong hệ thống xảy ra, sóng địa chấn bao gồm nhiều loại khác nhau có khả năng di chuyển qua Trái Đất giống như những gợn sóng trên mặt nước.[4] Các nguyên nhân dẫn đến động đất chậm chỉ được nghiên cứu về mặt lý thuyết, bởi sự hình thành của các vết nứt trượt theo chiều dọc mà được phân tích bằng mô hình toán học. Sự phân bố khác nhau của áp lực ban đầu, áp lực ma sát trượt, và năng lượng đứt gãy cụ thể đều được đưa vào phân tích. Nếu hiệu giữ áp lực ban đầu trừ đi áp lực do ma sát trượt (đối với vết nứt ban đầu) là thấp, và năng lượng đứt gãy cụ thể hay sức mạnh của chất liệu vỏ (liên quan lượng áp lực) cao thì động đất chậm sẽ xảy ra thường xuyên.[5] Nói cách khác, những trận động đất chậm được gây ra bởi một loạt đứt đoạn cắm trượt và các quá trình di chuyển trung gian giữa đứt gãy giòn và dẻo bị chi phối bởi độ gồ ghề. Độ gồ ghề là va chạm nhỏ và nhô ra dọc theo mặt đứt gãy. Có một số ví dụ tốt nhất từ một số vùng hút chìm (đặc biệt là những vì có độ nghiêng nông - tây nam Nhật Bản, Cascadia, Chile), nhưng dường như cũng xảy ra trên các loại đứt gãy khác, đặc biệt là ranh giới trượt ngang giữa các mảng kiến tạo như đứt gãy San Andreas và những đứt gãy thuận gây ra "siêu lở đất" thường xảy ra ở sườn núi lửa.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Động_đất_chậm http://www.cbc.ca/news/technology/b-c-s-slow-earth... http://gsc.nrcan.gc.ca/geodyn/ets_e.php http://discovermagazine.com/2002/nov/featworks http://www.nature.com/nature/journal/v383/n6595/ab... http://westhawaiitoday.com/sections/news/volcano-u... http://seismo.berkeley.edu/annual_report/ar02_03/n... http://www.geodesy.cwu.edu/instruments/tilt/explan... http://geophysics.eas.gatech.edu/people/anewman/re... http://www.ees.nmt.edu/outside/courses/GEOP523/Doc... http://web.ics.purdue.edu/~braile/edumod/waves/Wav...